Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và các nền tảng bán hàng online, nhiều cá nhân đang bắt đầu kinh doanh trên máng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, hay các website cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc bán hàng online có cần đóng thuế hay không. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp bạn làm rõ vấn đề này.
1. Bán hàng online thuộc diện nào phải đóng thuế?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân và hộ kinh doanh bán hàng online đều thuộc diện phải đóng thuế nếu doanh thu đạt ngưỡng quy định. Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, ngưỡng doanh thu chiịu thuế được quy định là 100 triệu đồng/năm.
Nếu doanh thu từ việc bán hàng online trong một năm tài chính vượt quá mức này, bạn sẽ phải nộp các loại thuế như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 1% doanh thu.
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): 0.5% doanh thu.
2. Những trường hợp không phải đóng thuế
Nếu doanh thu từ việc bán hàng online không vượt ngưỡng 100 triệu đồng/năm, bạn không bị đánh thuế. Tuy nhiên, bạn vẫn nên khai báo doanh thu và báo cáo thuế để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
3. Thủ tục nộp thuế khi bán hàng online
Nếu doanh thu của bạn đạt ngưỡng nộp thuế, bạn cần làm các thủ tục sau:
- Đăng ký mã số thuế cá nhân: Liên hệ chi cục thuế địa phương để đăng ký mã số thuế.
- Khai báo thu nhập: Thực hiện khai báo doanh thu theo quy định.
- Nộp thuế: Đóng các loại thuế theo tỷ lệ quy định (VAT và TNCN)
4. Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
a) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Áp dụng với các hộ kinh doanh có doanh thu chịu thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế: Thường sử dụng phương pháp khoán dựa trên doanh thu.
- Công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế GTGT. - Tỷ lệ thuế GTGT: Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh: Thương mại ( 1%), Dịch vụ ( 5%), Sản xuất- vận tải( 3%), Các ngành nghề khác ( 2%),..
b) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Tính dựa trên doanh thu chịu thuế.
- Công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế TNCN - Tỷ lệ thuế TNCN: Thương mại (0,5%), Dịch vụ (2%), Sản xuất-vận tải ( 1,5%), Các ngành nghề khác (1%),..
c) Lệ phí môn bài
Thu hàng năm, căn cứ vào mức doanh thu của hộ kinh doanh:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
- Doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- Doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: Không phải nộp.
d) Các loại thuế, phí khác (nếu có)
Đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc thù, hộ kinh doanh có thể phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường, phí tài nguyên, phí sử dụng đất, hoặc các khoản phí liên quan khác.
5. Cách tính thuế phải nộp của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh thường sử dụng phương pháp khoán, trong đó cơ quan thuế sẽ dựa vào mức doanh thu thực tế hoặc dự kiến để xác định thuế.
Quy trình tính thuế:
a) Xác định doanh thu tính thuế:
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, dịch vụ không bao gồm thuế GTGT (nếu có).
- Nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế GTGT và TNCN.
b) Tính từng loại thuế:
- Thuế GTGT: Doanh thu x Tỷ lệ thuế GTGT.
- Thuế TNCN: Doanh thu x Tỷ lệ thuế TNCN.
- Lệ phí môn bài: Dựa vào mức doanh thu.
c) Cộng tổng số thuế phải nộp:
- Tổng số thuế = Thuế GTGT + Thuế TNCN + Lệ phí môn bài (nếu có).
Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình, quý khách liên hệ 0865.856.145 / 0984.351.235 hoặc sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của Ha&Co để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.